Các Loại Chứng Từ Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế, Phân Biệt 4 Loại Vận Đơn Gửi Hàng

-
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chứng từ vận chuyển hàng hóa cần phải được chuẩn bị đầy đủ. Cùng tìm hiểu các chứng từ vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay tại bài viết này

Chứng từ vận chuyển hàng hóa là gì?

Chứng từ vận chuyển hàng hóa là một loại chứng từ chứa đựng các thông tin về hàng hóa được vận chuyển. Chứng từ vận chuyển hàng hóa thường được đi kèm với hàng hóa trên đường giao đến bên nhận.Chứng từ vận chuyển hàng hóa bao gồm các tài liệu chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa (như là vận đơn, hóa đơn, biên nhận nhập kho...) và các tài liệu khác.Chứng từ vận chuyển hàng hóa được sử dụng làm bằng chứng cho việc chấp nhận và nhận hàng để vận chuyển và cũng có thể dùng làm chứng từ về quyền sở hữu đối với hàng hóa.

Bạn đang xem: Chứng từ vận tải đường bộ quốc tế


Chứng từ vận chuyển hàng hóa hiện nay thường được chia thành 04 nhóm tùy thuộc vào hình thức vận chuyển như sau:- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường biển.- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường sắt.- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường hàng không.- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường bộ

Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa phổ biến

Cụ thể các loại chứng từ này được quy định như sau:Vận đơn là chứng từ vận chuyển được dùng làm bằng chứng cho việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với chủng loại, số lượng và tình trạng như đã được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; làm bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.Vận đơn suốt đường biển là vận đơn mà ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất 02 người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Lưu ý là giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.Chứng từ vận chuyển khác được hiểu là những chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung và giá trị.Trong đó, mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển là do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi cũng như lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường sắt. Hóa đơn gửi hàng hóa là một loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường sắt phổ biến hiện nay. Theo đó, đây được xem là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải và là chứng cứ để giải quyết tranh chấp.Căn cứ khoản 2 Điều 55 Luật Đường sắt 06/2017/QH14, hóa đơn gửi hàng hóa được xem là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hành.Hóa đơn gửi hàng hóa là do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt lập hóa đơn và được giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hóa; hóa đơn này phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải ủy quyền.- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường hàng không.
Căn cứ Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 66/2006/QH11 có quy định vận đơn hàng không là một loại chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, và được xem là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng và đã tiếp nhận hàng hoá cũng như các điều kiện của hợp đồng. Vận đơn hàng không phải được lập khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.Thực tiễn hiện nay vận đơn hàng không được chia làm hai loại:Vận đơn nhà (House bill) là vận đơn được người nhận giao hàng cấp cho chủ hàng khi nhận hàng. Vận đơn nhà nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ hàng hóa và người nhận giao hàng.Vận đơn chủ (Master bill) là vận đơn được cấp bởi hãng hàng không. Vận đơn chủ điều chỉnh mối quan hệ giữa người chủ hàng và bên hãng hàng không.Ngoài ra, nếu phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hoá được sử dụng thay thế cho việc lập vận đơn thì nếu người gửi hàng có yêu cầu, người vận chuyển xuất biên lai hàng hoá cho người gửi hàng để nhận biết hàng hoá.
- Các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường bộHiện nay, Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12 không có quy định cụ thể về các loại chứng từ vận chuyển hàng hóa đường bộ. Trên thực tế, người thuê vận tải hàng hóa có thể nhận được vận đơn, hóa đơn gửi hàng…từ bên vận chuyển và đây được xem là chứng từ vận chuyển hàng hóa đường bộ.Ngoài ra, hiểu theo nghĩa rộng hơn “chứng từ vận chuyển hàng hóa đường bộ” thường được nhắc đến như là các loại giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, cụ thể các loại giấy tờ này bao gồm:Giấy tờ xe: Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc của phương tiện; Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện (kèm tem kiểm định); Giấy lưu hành đối với xe quá khổ, quá tải; Sổ theo dõi lịch trình xe (đối với phương tiện có tuyến cố định).Giấy tờ của chủ phương tiện: Giấy phép lái xe, giấy chứng nhận huấn luyện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (nếu có); Giấy đăng ký kinh doanh,...Hợp đồng vận chuyển đường bộ là một trong những loại chứng từ vận tải quan trọng. Hợp đồng vận chuyển thể hiện những thỏa thuận của các bên về số lượng, khối lượng hàng hóa được vận chuyển, thời gian, địa điểm nhận trả hàng, thời gian thanh toán, hình thức thanh toán, cước phí, phương thức giao nhận hàng, quyền nghĩa vụ của các bên và những thỏa thuận khác.Phiếu thu cước: Phiếu thu cước là loại chứng từ đơn vị vận tải lập, được sử dụng để làm chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, tính tổng giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền.Giấy đi đường là loại giấy tờ được cấp mỗi chuyến hàng để làm chứng từ trong quá trình vận chuyển. Giấy đi đường dùng để ghi nhận công việc được giao cho người lái xe, dùng trong hạch toán các chi phí liên quan, theo dõi các sự cố trên đường. Đồng thời Giấy đi đường được sử dụng để người lái xe giao nhận hàng hóa đúng với với giấy gửi hàng cho chủ hàng.Giấy gửi hàng là loại chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được nhận và đang được vận chuyển. Giấy gửi hàng có thể được sử dụng thay cho hoá đơn, phiếu xuất kho.Trên đây là thông tin về chứng từ vận chuyển hàng hóa.
*

Quy Trình Và Chứng Từ Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế như thế nào là vấn đề nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu quan tâm, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động mua bán với các nước láng giềng như Việt Nam – Trung Quốc. Để nắm rõ về quy trình và bộ chứng từ vận tải quốc tế bằng đường bộ, bạn có thể tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của chúng tôi.


1. Đặc Điểm Của Vận Chuyển Đường Bộ Quốc Tế2. Quy Trình Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế3. Bộ Chứng Từ Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế

1. Đặc Điểm Của Vận Chuyển Đường Bộ Quốc Tế

Vận tải đường bộ quốc tế là hình thức vận chuyển rất phổ biến, đặc biệt với các nước có láng giềng, có chung đường biên giới trên bộ.

Để có thể tối ưu hóa hoạt động vận chuyển, doanh nghiệp cần hiểu về đặc điểm của vận chuyển đường bộ quốc tế.

Vận tải đường bộ quốc tế mặc dù khá đơn giản về thủ tục, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều hạn chế, doanh nghiệp cần lường trước để tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.

Ưu điểm của vận chuyển đường bộ quốc tế

Thời gian vận chuyển nhanh (so với đường biển, đường sắt)

Linh hoạt thời gian, địa điểm giao/ nhận hàng.

Có thể lựa chọn phương tiện phù hợp số lượng hàng hóa hay tuyến đường theo yêu cầu.

Tiết kiệm được chi phí trong trường hợp giao hàng nhiều địa điểm

Nhược điểm của vận chuyển đường bộ quốc tế

Vận chuyển đường bộ quốc tế hay phát sinh các khoản phụ phí đường bộ: phí cầu đường, phạt quá tải, vi phạm giao thông,…

Rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe,… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng hạn chế hơn nhiều so với đường thủy và đường sắt

2. Quy Trình Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế

Ở đây chúng tôi chia sẻ về quy trình vận tải theo điều kiện DAP, hàng sẽ được người bán chuyển từ kho của người bán đến cảng dỡ hàng tại nơi đến chỉ định.

Quy trình vận tải đường bộ quốc tế hàng xuất: (theo điều kiện Incoterms DAP kho của người gửi)

Bước 1 Tìm kiếm người vận chuyển (ký Hợp đồng vận chuyển):

Bước 2 Mua bảo hiểm vận chuyển nội địa:

Bước 3 Truyền tờ khai hải quan lên cửa khẩu:

Bước 4 Giao hàng nhận hàng hóa:

Sau khi nhận hàng, người vận chuyển phát hành Giấy gửi hàng (truckway bill) gồm 3 bản gốc do người chuyên chở và người gửi hàng ký. 1 bản cho người gửi hàng, 1 bản đi theo hàng và 1 bản do người chuyên chở giữ

Bước 5 Gửi bộ chứng từ cho người nhận hàng: bộ chứng từ gồm giấy gửi hàng, inv, Packing list các giấy tờ khác của lô hàng + thông báo thời gian xe lên đến cửa khẩu để người nhập khẩu làm thủ tục hải quan.

Bước 6 Thông quan tại cửa khẩu: người xuất khẩu thông quan tờ khai xuất (nhờ bên vận chuyển làm thủ tục thông quan (tờ khai + bộ chứng từ)., người nhập khẩu đóng thuế, thông quan tờ khai nhập.

Bước 7 Giao hàng hóa cho người gửi hàng: xe vận chuyển đến kho người giao hàng. Người vận chuyển và người nhận hàng sẽ ký Biên bản giao hàng hóa

*

Quy trình vận tải đường bộ quốc tế hàng nhập

Tìm kiếm người vận chuyển (Ký hợp đồng vận chuyển)

Mua bảo hiểm vận chuyển quốc tế

Thông báo đại lý vận chuyển cho người gửi hàng để phối hợp đóng hàng

Người xuất khẩu làm thủ tục hải quan và thông quan tại cửa khẩu:

Người xuất khẩu nhận bộ chứng từ,: truyền tờ khai hải quan, đóng thuế nhập khẩu

Nhận hàng từ người vận chuyển: ký Biên bản giao hàng hóa (kiểm tra kỹ tình trạng hàng hóa)

Lưu ý vận chuyển đường bộ

Để tránh các rủi ro khi vận chuyển đường bộ, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

Không vận chuyển các hàng hóa trong danh mục cấm:

– Tìm kiếm đối tác vận chuyển có uy tín: tìm hiểu công ty vận chuyển (có nhiều xe, lâu năm, chuyên tuyến…)

– Luôn ký Hợp đồng vận chuyển, mua bảo hiểm

– Phối hợp chặt chẽ giữa người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng để hạn chế lưu ca xe,

– Không chở hàng quá nặng, quá quy định

3. Bộ Chứng Từ Vận Tải Đường Bộ Quốc Tế

Trong chứng từ vận tải đường bộ, không thể thiếu các loại giấy tờ xe sau

Giấy đăng ký xe.

Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại.

Giấy chứng nhận kiểm định có dán tem kiểm định.

Xem thêm: Xe máy dream cũ không giấy tờ dream thái, kinh nghiệm mua xe dream thái cũ

Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).

Sổ nhật trình chạy xe (đối với xe khách tuyến cố định).

Phù hiệu xe chạy hợp đồng (đối với xe khách chạy hợp đồng)

Ngoài ta, khi vận tải đường bộ quốc tế, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Giấy tờ của chủ phương tiện:

Sẽ là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo ngành nghề cụ thể.

Giấy tờ của người điều khiển phương tiện:

Giấy phép lái xe.

Giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng.

Các loại giấy tờ khác:

Hợp đồng vận tải đường bộ quốc tế

Hợp đồng vận chuyển cũng là một trong những loại chứng từ vận tải đường bộ không thể thiếu. Văn bản này cam kết thực hiện những thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải bằng văn bản. Hợp đồng vận tải là chứng từ có tính pháp lý dùng để giải quyết vấn đề tranh chấp có thể xảy ra.

Nội dung trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm: số lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm nhận trả hàng, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, cước phí, những thỏa thuận khác về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của hai bên.

Giấy đi đường vận tải đường bộ quốc tế

Giấy đi đường sẽ dành có các loại xe kinh doanh vận tải hàng hóa, được cấp cho từng chuyến hàng, từng xe, để làm chứng từ trong quá trình thực hiện vận chuyển.

Đơn vị vận tải sẽ dùng giấy đi đường để giao công việc cho người lái xe. Hoặc dùng để hạch toán các chi phí kinh tế, kỹ thuật và theo dõi các sự cố xảy ra trên đường.

Giấy đi đường trong chứng từ vận tải đường bộ giúp cho người lái xe giao và nhận hàng hóa trên phương tiện của mình phù hợp với giấy gửi hàng cho chủ hàng.

Phiếu thu cước vận tải đường bộ quốc tế

Trong chứng từ vận tải đường bộ, phiếu thu cước cũng nắm một vai trò quan trọng. Phiếu thu cước sẽ phản ánh kết quả kinh doanh vận tải, được dùng để: làm chứng từ thu, chi cước vận chuyển và dịch vụ, tính giá trị vận chuyển và dịch vụ thành tiền. Kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đã hoàn thành, hoặc toán kết quả quá trình vận chuyển hàng hóa.

Phiếu thu cước do đơn vị vận tải lập, người lập phiếu thu cước cần phải có trách nhiệm ghi đúng, đủ và chính xác nội dung các mục, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về những ghi chép của mình.

Chủ hàng sẽ sử dụng phiếu thu cước để làm chứng từ xuất tiền trả cho đơn vị vận tải và xác nhận rằng công việc vận chuyển và dịch vụ đã hoàn tất.

Giấy gửi hàng vận tải đường bộ quốc tế

Đơn vị kinh doanh vận tải sẽ sử dụng giấy gửi hàng để làm chứng minh công việc vận chuyển đã hoàn thành.

Giấy gửi hàng trong chứng từ vận tải đường bộ có thể thay cho hóa đơn, phiếu xuất kho. Giấy gửi hàng còn là chứng từ pháp lý về hàng hóa được chở trên xe.

Vận đơn có đưa vào chứng từ vận tải đường bộ quốc tế không?

Đối với các hình thức vận chuyển, một trong những loại chứng từ vận tải quan trọng và tuyệt đối không thể để xảy ra một sai sót nào chính là vận đơn.

Hiện nay, có các loại vận đơn sau: vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt. Còn đối với hình thức vận tải đường bộ, sẽ không có vận đơn đường bộ. Thay vào đó sẽ là các giấy tờ khác như: chứng từ giao nhận tại kho CFS, Cargo receipt,… Các loại giấy tờ này sẽ không có giá trị sở hữu hay chuyển nhượng hàng hóa mà chỉ được dùng như một biên nhận hàng hóa thông thường.

Trên đây những thông tin về NVOCC là gì? Phân Biệt Giữa NVOCC Và Shipping Line? Để bổ sung thêm kiến thức làm nghề Xuất nhập khẩu- Logistics bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ ở các website uy tín hoặc bài viết về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt của chúng tôi.

Từ khóa liên quan: vận tải đường bộ, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, chứng từ vận tải đường bộ, chứng từ vận tải đường bộ quốc tế, cước vận tải đường bộ, vận tải đường bộ là gì, chi phí vận tải đường bộ, cách tính giá cước vận tải đường bộ, quy định về vận tải hàng hóa đường bộ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ