Các Loại Hồ Sơ Môi Trường Gồm Những Gì, 3 Loại Hồ Sơ Môi Trường Cần Biết

-

Hồ sơ môi trường là những giấy tờ, thủ tục pháp lý để đánh giá, xác định dự án trước khi đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động có những tác động đến môi trường như thế nào, từ đó đưa ra hướng xử lý theo đúng các quy định của pháp luật về môi trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp biết được "các loại hồ sơ môi trường cần thiết", từ đó tiết kiệm thời gian tra cứu luật nhiều giờ đồng hồ.

Bạn đang xem: Hồ sơ môi trường gồm những gì


*
Các loại hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp

1. Đặt vấn đề tại sao phải làm hồ sơ môi trường?

Môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng, trong đó ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hệ lụy và đang mối lo ngại lớn ở khắp các quốc gia trên thế giới và ở nước ta.

Tình trạng môi trường ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nguyên nhân là do nhận thức người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi rất phổ biến ngay cả ở những khu vực công cộng hay công viên văn hóa.

Tuy nhiên, phần lớn tác nhân gây ô nhiễm môi trường đến từ các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, khu công nghiệp mà tại đây các doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện dự án không thực hiện đúng yêu cầu về bộ luật bảo vệ môi trường.

*

Nạn ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tình quá trình phát triển kinh tế của toàn xả hội và sức khỏe của con người.

Khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ là một bài toán khó đối với các ban ngành quản lý môi trường mà đây cũng là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Theo các số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2022, nước ta có hơn 400 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu chế xuất. Trong số 400 khu công nghiệp hiện nay có hơn 290 khu công nghiệp đi vào hoạt động và 115 khu công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng.

Với tốc độ gia tăng mạnh mẽ và nhanh chóng của các khu công nghiệp thì nếu không có các biện pháp xử lý triệt để, ràng buộc lợi nhuận với trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường thì chắc chắn rằng, 1 vài năm tới đây thôi, môi trường sẽ bị hủy hoại và những ảnh hưởng của nó sẽ vô cùng nặng nề.

Vì những lý do để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu. Đồng thời tăng cường tính bền vững trong phát triển kinh tế, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đảm bảo môi trường được bảo vệ, trong đó bắt buộc các doanh nghiệp hoạt động có phát thải phải thực hiện các loại hồ sơ môi trường.

*

Dưới đây là "các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần biết", mời bạn cùng tìm hiểu.

2. Các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần biết

Danh sách các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần tìm hiểu. Đây đồng thời cũng là các loại hồ sơ môi trường mà dịch vụ môi trường của chúng tôi đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);Giấy phép môi trường;Đăng ký môi trường;Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải;Báo cáo công tác bảo vệ môi trường;Giấy phép khai thác nước ngầm;Giấy phép sử dụng nước mặt.

Xem thêm: Chứng từ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, chứng từ bảo hiểm trong xuất nhập khẩu là gì

Theo đó, ứng với mỗi trường hợp doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động và doanh nghiệp đã hoạt động sẽ có các loại hồ sơ môi trường khác nhau.


*
Các loại hồ sơ môi trường cần thiết của doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

2.1. Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động

Đối với doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động ngoài giấy chứng nhận đầu tư cần có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường (tùy vào trường hợp cụ thể).


*
Ở mỗi trường hợp, doanh nghiệp sẽ có các loại hồ sơ môi trường khác nhau

2.2. Đối với doanh nghiệp đã hoạt động

Trường hợp này, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường (tùy trường hợp cụ thể), vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm.

3. Lý do doanh nghiệp cần thực hiện hồ sơ môi trường

Doanh nghiệp đóng vai trò là "tế bào" quan trọng của nền kinh tế, những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã góp phần chủ lực vào sự phát triển chung nhưng cũng kéo theo chất lượng môi trường bị suy giảm đáng báo động. Chính vì vậy, buộc doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hồ sơ môi trường là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.Nâng cao sự tín nhiệm, về hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và xã hội, góp phần phát triển bền vững.Hồ sơ môi trường là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng cho thấy năng lực của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.Thể hiện tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường sẽ được mở rộng nhiều cơ hội hơn.
*
Hoàn thiện hồ sơ môi trường giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh (Ảnh minh họa)

*

4. Tài liệu tham khảo

Tài liệu Bộ phận Kinh doanh - Công ty Môi Trường Hợp Nhất; Tổng hợp.

Bộ phận Truyền thông & Marketing

*

1. Những loại hồ sơ môi trường Để xác định được chính xác doanh nghiệp mình phải thực hiện hồ sơ môi trường nào (ĐTM sơ bộ, ĐTM, GPMT, ĐKMT) thì phải phân loại dự án đầu tư thành bốn nhóm I, II, II, IV dựa trên các tiêu chí sau:

- Quy mô: nhóm Q: quan trọng quốc gia, A: tổng mức đầu tư lớn (thay đổi theo ngành nghề) hoặc không phân biệt tổng mức đầu tư (dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao), B: trung bình, C: nhỏ- Có/Không có có nguy cơ gây ô nhiễm: 17 loại hình (Phụ lục II) ban hành kèm theo Nghị định 08/2022- Có/Không có yếu tố nhạy cảm về môi trường: nội thành, nội thị; xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác; di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên, có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có yêu cầu di dân, tái định cư.


*

a. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.Áp dụngáp dụng cho dự án nhóm Ib. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.Áp dụngáp dụng cho dự án nhóm I, IIĐối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường gồm:+ Dự án đầu tư Nhóm I quy định tại Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP là Danh mục dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường. + Dự án đầu tư Nhóm II quy định tại Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP là danh mục các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường nhưng chỉ bao gồm các dự án thuộc các điểm c, d, đ và e của khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.Sau khi được phê duyệt ĐTM, dự án sẽ thực hiện một trong các hồ sơ tiếp theo là Giấy phép môi trường hoặc Đăng ký môi trường.c. Giấy phép môi trường - Luật BVMT 2020 tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phầntrước đây thành một loại giấy phép gọi làGiấy phép môi trường:

+ Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;+ Giấy phép xử lý CTNH;+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH;+ Giấy phép xả khí thải công nghiệp;+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;hoặc Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (trước đây
Bộ NNPTNT và UBND các tỉnh cấp);+ Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

- Đối tượng phải có giấy phép môi trường được quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trườngDự án đầu tư Nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.- Thời hạn của giấy phép môi trường tối thiểu là 07 và tối đa là 10 nămd. Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đối tượng phải đăng ký môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường là Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.Tóm lại, có 4 trường hợp:- Trường hợp 1: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-có GPMT”).- Trường hợp 2: Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “có ĐTM-không GPMT”). Ví dụ như dự án chiếm diện tích lớn, dự án nhạy cảm về mặt sinh học nhưng không phát sinh chất thải,…- Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-có GPMT”). Ví dụ: dự án ít nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm III)như dự án quy mô nhỏ hơn quy định yêu cầu phải lập ĐTM, nhưng có lưu lượng xả nước thải >5 m3/ngày- Trường hợp 4: Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM và không thuộc đối tượng cấp GPMT (gọi tắt là “không ĐTM-không GPMT-có ĐKMT”). Ví dụ: dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm IV)- Trường hợp 5: Dự án đầu tư “không ĐTM-không GPMT-không ĐKMT”. Ví dụ như dự ánphát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày, phát sinh nước thải dưới 5 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗe. Giấy phép khai thác nước ngầm và nước mặtTheo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước:a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10 m3/ngày đêm b) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp trên 100 m3/ngày đêm.c) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ trên 0,01 triệu m3 hoặc công trình khai thác nước mặt khác cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô trên 0,1 m3/giây.d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 k
W.đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.f. Báo cáo tình hình khai thác nước là báo cáo về tình hình khai thác nước, sử dụng nước dưới đất hoặc nước mặt của doanh nghiệp theo nội dung giấy phép đã được cấp.g. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm, kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo. Các nội dung bao gồm:

+ Kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: nước mặt, nước ngầm, nước thải, khí thải, khí xung quanh, bùn thải từ xử lý nước, chất thải rắn, chất thải nguy hại.+ Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTNH.+ Xác định tình hình quản lý phế liệu nhập khẩu.+ Tình hình thực hiện công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho hoạt động khai thác khoáng sản.

Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường:- Trước ngày 05/01 của năm tiếp theo đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan- Trước ngày 10/01 của năm tiếp theo đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan

2. Cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường - Thẩm quyền thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020