Người Mua Đất Cần Giấy Tờ Gì 2024 : Giấy Tờ, Chi Phí Bao Nhiêu?
Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất hiện nay diễn ra rất phổ biến, tuy nhiên đối với người mua nhà đất cần lưu ý 05 vấn đề sau đây trước khi tiến hành giao dịch.
Bạn đang xem: Mua đất cần giấy tờ gì 2024
Xem xét những nội dung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. (khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Nội dung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau:
Thông tin người chủ đấtNgười mua đất cần xem ai, những ai đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Người đứng tên là cá nhânCần đối chiếu các thông tin của người bán và giấy tờ tùy thân để xác định đất chính chủ, nếu không chính chủ thì cần các giấy tờ khác để chứng minh hợp pháp.
Ngoài ra, người mua đất cũng nên yêu cầu người bán cung cấp các giấy tờ về tình trạng hôn nhân.
Nếu người bán còn độc thân thì phải có giấy xác nhận độc thân.Nếu người bán có vợ/chồng thì phải có giấy đăng ký kết hôn.Trường hợp người bán có vợ/chồng nếu là tài sản chung thì khi chuyển nhượng phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Nếu cho rằng là tài sản riêng thì người bán phải chứng minh được quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình bằng các loại giấy tờ như: Chứng minh tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, văn bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân,…
Người đứng tên là hộ gia đìnhThông thường đất cấp cho hộ sẽ ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”) hoặc ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (Hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”). Khi muốn chuyển nhượng đất của Hộ gia đình thì phải có sự đồng ý, ký tên của các thành viên trong hộ có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm Nhà nước giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013; khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Do đó, nếu tên trên sổ là Hộ gia đình thì người mua cần yêu cầu cung cấp các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như: Sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận; giấy tờ tùy thân của các thành viên gia đình để xác định lúc cấp giấy chứng nhận thì ai đang là thành viên hộ gia đình,…
Thông tin thửa đấtTrong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có các thông tin cụ thể về thửa đất như:
Có hai hình thức là sử dụng riêng và sử dụng chung. “Sử dụng riêng” được ghi khi toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo,…). “Sử dụng chung” được ghi khi toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng.
Việc xác định hình thức sử dụng chung riêng cũng để xác định ai phải là người ký tên trong các giao dịch đất. Ví dụ đất được cấp với hình thức sử dụng chung thì khi chuyển nhượng tất cả người sử dụng đất phải ký vào.
Mục đích sử dụng:Có các 02 loại nhóm đất là: Nhóm đất nông nghiệp và Nhóm đất phi nông nghiệp. Với mỗi nhóm lại có nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh đó, không phải loại đất cũng được mua. Đơn cử, nếu thuộc các trường hợp không được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013.
Thời hạn sử dụng:Có hai loại là sử dụng đất ổn định, lâu dài và sử dụng đất có thời hạn. Đối với từng mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng mà Nhà nước sẽ cho phép sử dụng trong thời gian quy định. Do đó, người mua cần xem xét thời hạn sử dụng để mua đất đúng giá trị, đúng mục đích.
Nguồn gốc sử dụng:Cần xem xét đất có nguồn gốc từ đâu, để xem xét người bán đất có quyền bán đất không.
Thông tin nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtỞ trang 2 của Giấy chứng nhận còn thể hiện các thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bao gồm:
Nhà ở (gắn liền đất).Công trình xây dựng khác.Rừng sản xuất là rừng trồng.Cây lâu năm.Ghi chúNhững thông tin này là yếu tố cũng không kém phần quan trọng. Người mua có thể dựa vào, cân nhắc có nên mua đất; thửa đất đó có phù hợp với nhu cầu sử dụng; có thu được hoa lợi trên đất hay không?…
Sơ đồ thửa đấtTrên sơ đồ thửa đất tại trang 3 của Giấy chứng nhận sẽ thể hiện: Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa; Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam; Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;…
Ngoài ra, người mua đất sẽ biết được hướng của thửa đất, biết được mình có hợp phong thủy với thửa đất không?…
Căn cứ các thông tin trên sơ đồ và đo đạc thực tế của thửa đất bạn có thể biết được đất trên giấy chứng nhận được cấp có đúng với diện tích bạn nhận chuyển nhượng, có bị lấn chiếm, chênh lệch so với hiện trạng sử dụng đất.
Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhậnTrong phần nội dung này sẽ thể hiện những biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất như: Đất đã chuyển nhượng, tặng cho cho ai; đất có đang thế chấp tại Ngân hàng và đã giải chấp chưa; có thay đổi nguồn gốc đất, mục đích sử dụng đất và các thay đổi khác về thửa đất. Đây cũng là nơi người mua cần xem xét để biết tình trạng đất như thế nào, người chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng cho người khác hay không.
Thẩm định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về các điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó, ngoài việc phải có giấy chứng nhận, trước khi mua đất, người mua cần xem xét các vấn đề như:
Đất có đang tranh chấp hay khôngNếu đất đang có tranh chấp mà vẫn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu, khi đó phải giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu gây ra những rắc về sau. Để biết chắc rằng đất không có tranh chấp thì phải có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã về tình trạng không có tranh chấp của thửa đất.
Quyền sử dụng đất không là thuộc tài sản bị kê biên đảm bảo thi hành ánĐể biết đất có đang bị kê biên hay không thì cần có văn bản cung cấp thông tin thửa đất của Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Đất còn trong thời hạn sử dụng khôngThời hạn sử dụng đất được thể hiện trong giấy chứng nhận, cần xem xét về thời hạn sử dụng đất để biết người bán có còn quyền đối với thửa đất để đem bán hay không?
Ngoài các điều kiện kể trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Kiểm tra thông tin quy hoạch
Bên mua cần tìm hiểu thông tin quy hoạch của thửa đất bằng cách tìm kiếm thông tin quy hoạch qua các website của cơ quan nhà nước hoặc để chính xác hơn cần yêu cầu bên bán liên hệ Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin quy hoạch. Tùy vào mục đích mà bên mua có thể tiếp tục hoặc từ chối mua đất đã có quy hoạch.
Xem thêm: Những loại giấy tờ quan trọng tồn tại dưới dạng, những loại giấy tờ quan trọng luôn cần bên người
Kiểm tra hiện trạng đất
Bên cạnh việc đánh giá nội dung giấy chứng nhận, việc thẩm định tại chỗ thửa đất cũng là điều nên làm khi mua đất. Rất nhiều trường hợp giấy chứng nhận một đường nhưng thực tế người sử dụng lại ít hơn, có thể là do bị lấn chiếm, cũng có thể người chủ không để ý cứ sử dụng hết đời này sang đời khác. Cũng không ít trường hợp đất thực tế sử dụng nhiều hơn, khi mua đất không kiểm tra dẫn đến kiện tụng về sau.
Tham vấn Luật sư
Người mua hàng luôn có tâm lý muốn mua được mảnh đất đẹp, vị trí tốt kèm theo đó giá phải hời, nhiều ưu đãi. Nắm bắt được điểm mấu chốt này, người bán hàng sẽ đưa ra những lợi ích để “thao túng tâm lý” người mua. Nhiều người nhẹ dạ, cả tin vì lợi ích trước mắt, vô tình bỏ qua việc xem xét, đánh giá thửa đất mình sẽ mua. Đến khi xong xuôi, thấy lợi ích mình nhận được không giống như lời chào bán lại phát sinh tranh chấp. Lúc này người chịu thiệt vẫn là người mua đất.
Do đó, người mua cần tìm hiểu rõ về thửa đất; hỏi thêm những người hàng xóm quanh thửa đất; hoặc tham vấn Luật sư, những người có chuyên môn về pháp luật, đất đai để được tư vấn. Đừng vì những “lời ngon tiếng ngọt” mà giao tài sản của mình cho người khác. Hãy tỉnh táo tránh rơi vào những cái bẫy của người bán tạo ra./.
Mua bán nhà đất có sổ hồng, người bán và người mua cần chuẩn bị những giấy tờ gì, quy trình thực hiện ra sao?
Trong thủ tục mua bán nhà đất, Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp cho chủ sở hữu theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành. Như tên gọi, nó có màu hồng nhạt còn sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cấp cho chủ sở hữu đất.
Mua bán nhà đất có sổ hồng tức là đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đáp ứng quy định của pháp luật khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Giá trị pháp lý giữa Sổ hồng và Sổ đỏ trong thủ tục mua bán nhà đất
Về giá trị pháp lý, cả sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị như nhau, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, sở hữu nhà đất.
1. Giấy tờ cần chuẩn bị trong thủ tục mua bán nhà đất có Sổ hồng
Bên bán/ Bên chuyển nhượng nhà đất cần chuẩn bị:
Sổ hồng, sổ đỏ (bản chính)Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân (bản chính): Phải đảm bảo khớp với các thông tin được thể hiện trên sổ hồng, sổ đỏ.Trường hợp độc thân thì phải cung cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định.Trường hợp kết hôn thì phải cung cấp giấy chứng nhận kết hôn và giấy tờ tùy thân, hộ khẩu của người hôn phối.Bên mua/ Bên nhận chuyển nhượng nhà đất cần chuẩn bị:
Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân (bản chính)Lưu ý, nếu đã kết hôn thì cả hai vợ chồng phải cùng tham gia ký kết hợp đồng mua bán nhà/hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp:Vợ hoặc chồng có văn bản cam kết việc mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng tài sản riêng của chồng hoặc vợHoặc hợp đồng ủy quyền của vợ hoặc chồng ủy quyền cho chồng hoặc vợ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở
2. Thủ tục mua bán nhà đất có Sổ hồng gồm các bước
Bước 1: Xem xét và thỏa thuận về giá trị nhà đất
Sau khi tìm kiếm được thông tin mua bán nhà đất qua người quen, bán nhà thông qua môi giới hay các trang tin rao bất động sản,... khách hàng sẽ tiến hành đến xem xét thực tế sản phẩm.
Đánh giá về vị trí, chất lượng, diện tích,... các vấn đề liên quan đến nhu cầu và mong muốn của bản thân đểthỏa thuận được mức giá bán phù hợp, cân bằng giữa cả hai bên giao dịch.
Bước 2: Làm hợp đồng và đặt cọc mua nhà
Sau khi đã đưa ra thỏa thuận cuối cùng, bên mua sẽ tiến hành đặt cọc tiền dựa theo hợp đồng đặt cọc. Nội dung của hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm nhiều thông tin. Trong đó cần chú ý những nội dung chính quan trọng sau đây:
Thông tin pháp lý của người mua và người bánThông tin mô tả về nhà đất
Số tiền mua bán nhà đất đã thỏa thuận
Số tiền đặt cọc đã thỏa thuận
Hình thức thanh toán
Thời gian thanh toán, thời điểm ký chuyển nhượng đất tại văn phòng công chứng
Sau khi hai bên ký hợp đồng mua bán sẽ tiến hành đặt cọc đúng theo số tiền ghi trong hợp đồng dưới sự chứng kiến của bên thứ 3.
Bước 3: Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Đây là bước thứ 3 trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng. Người mua nhà đất muốn sang tên sẽ đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất. Để tiến hành công chứng, hai bên giao dịch cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
Bản gốc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khácBản gốc giấy đăng ký kết hôn (nếu bên sở hữu có mối quan hệ vợ chồng)Bản gốc sổ hồng nhà đất đang giao dịch2 tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu
Bước 4: Sang tên Sổ hồng
Sau khi đã công chứng giấy tờ, người mua nhà mang bản hợp đồng đã công chứng tới Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên sổ hồng. Nhận phiếu hẹn trả kết quả và đến lấy sổ theo đúng lịch hẹn.
Bước 5: Đóng thuế phí
Trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, cả bên mua và bên bán cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, cụ thể:
Bên bán cần đóng thuế thu nhập cá nhân.Trong đó, thuế thu nhập cá nhân 2% được tính theo giá trị mua bán bất động sản trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.Bên mua cần đóng thuế trước bạ.Lệ phí trước bạ 0,5% được tính theo giá trị mua bán trong hợp đồng hoặc tính theo khung giá nhà nước quy định.Ngoài ra, bên bán và bên mua cần thoả thuận đóng một số loại phí kháctrong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng như phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí địa chính,...
Bước 6: Hoàn tất thủ tục và nhận Sổ hồng
Sau khi đã thực hiện đầy đủ 5 bước trên, bên mua nhà đất sẽ mang toàn bộ các loại giấy tờ đến Ủy ban nhân dân nơi mua bán nhà đất.
Nếu các điều kiện pháp lý đều được đáp ứng đầy đủ thì sổ hồng sẽ được sang tên cho khách mua nhà đất theo đúng trình tự do pháp luật quy định. Ngoài ra, khi nhận được sổ hồng mới, bên mua sẽ giao lại toàn bộ số tiền còn lại quy định trong hợp đồng cọc với bên bán. Như vậy là thủ tục mua bán đã hoàn tất.
Thời gian cấp sổ hồng từ 13 - 15 ngày (trừ cuối tuần, ngày lễ) và không tính thời gian phát sinh thêm thủ tục khác.
Bạn vừa xem qua bài viết"Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng".Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết dưới đây: