Thủ Tục Mua Séc Cần Giấy Tờ Gì ? Những Thông Tin Cần Biết Về Séc

-

Phương thức thanh toán tiền tệ cũng đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay. Với nhu cầu thanh toán vô cùng đa dạng thì Séc cũng trở thành một công cụ thanh toán được nhiều người tin dùng đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Mua séc cần giấy tờ gì

Vậy Séc là gì? Nó có đặc điểm như thế nào hãy cùng Kế Toán Lê Ánh tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.


1. Séc Là Gì?

*

Séc được hiểu là chi phiếu hoặc một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện dưới dạng chứng từ của chủ tài khoản, nhằm ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản thanh toán của mình một số tiền nhất định để cho người thụ hưởng.

Trong đó gồm:

- Người lập và ký phát séc là người ký phát

- Ngân hàng là người bị ký phát có nhiệm vụ mở tài khoản thanh toán cho người ký phát có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát.

- Người thụ hưởng là:

+ Người được nhận theo chỉ định của người ký phát

+ Người nhận chuyển nhượng séc theo quy định tại thông tư 22/2015

+ Người cầm giữ séc có ghi trả (cho người cầm giữ)

Ngày nay, Séc đã trở thành một phương thức thanh toán phổ biến trong nội địa của nhiều nước và quốc tế, nó dùng để thanh toán hàng hóa, du lịch, cung cấp lao vụ và về các chi trả phi mậu dịch khác. Séc có giá trị thanh toán tương đương với tiền tệ, tuy nhiên nó cũng có những quy định về nội dung, hình thức nhất định.

»»» Khóa Học Kế Toán Online - Tương Tác Trực Tiếp Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

2. Séc Có Đặc Điểm Gì?

- Séc có tính thời hạn tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán và tiền tệ trong một thời gian nhất định. Thời hạn được ghi trên tờ Séc và nó tùy vào phạm vi không gian séc lưu hành và pháp luật các nước quy định.

- Có thể chuyển nhượng séc cho nhiều người liên tiếp bằng các thủ tục ký hậu trong thời hạn của séc.

- Séc được phát hành giống như một mệnh lệnh cho nên ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận lệnh này không điều kiện, chỉ trừ trường hợp tờ séc không đủ tính chất pháp lý hoặc trong tài khoản của chủ phát hành séc không đủ tiền.

- Một tờ séc chuẩn mực phải ghi đầy đủ các thông tin: Ngày tháng năm lập séc, địa điểm, tên địa chỉ của chủ tài khoản phát hành séc, tài khoản được trích trả, ngân hàng trích trả, địa chỉ của người thụ hưởng tiền, chữ ký của người phát hành. Nếu là tổ chức như công ty, doanh nghiệp thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, con dấu của tổ chức hoặc chữ ký của kế toán trưởng của tổ chức đó.

- Séc gồm có 2 mặt: Mặt trước là các thông tin bắt buộc phải điền của tờ séc, mặt sau là thông tin chuyển nhượng.

3. Khi Nào Cần Sử Dụng Séc

Séc được sử dụng trong kinh doanh, thương mại dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Séc được sử dụng khá phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp.

»»» Khóa Học Xuất Nhập Khẩu - Học Thực Chiến Cùng Chuyên Gia XNK trên 15 Năm Kinh Nghiệm

4. Những Thông Tin Có Trong Séc

Trên tờ séc hợp pháp sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

- Tiêu đề séc: đây là một thông tin rất quan trọng, nếu không có nó ngân hàng sẽ không thực hiện lệnh của người phát hành séc.

- Ngày tháng năm phát hành séc.

- Địa điểm phát hành séc.

- Ngân hàng phụ trách trả tiền

- Tài khoản của người trả tiền

- Số tiền được ghi bằng số và chữ

- Tên và địa chỉ của người trả tiền

- Tên, chữ ký của người thụ hưởng tờ séc và tài khoản nếu có

- Chữ ký người phát hành séc

Tham khảo một số Mẫu séc ngân hàng dưới đây:

*

*

*

*

5. Quy Định Về Rút Séc

Để rút tiền mặt từ tờ Séc bạn phải thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: Cầm theo CMND/CCCD và tờ séc ra hội sở ngân hàng

- Bước 2: Điền thông tin vào tờ giấy mà nhân viên đưa (sẽ được hướng dẫn)

- Bước 3: Nộp phí rút tiền tùy theo số tiền bạn rút trên séc.

Tiền sẽ được chuyển đến người thụ hưởng sau 30 - 45 ngày hoặc ngân hàng sẽ liên hệ qua số điện thoại để bạn đến lấy.

6. Quy Trình Thanh Toán Séc

 

*

Quy trình thanh toán Séc

(1). Để có tờ Séc bảo chi đi mua hàng, người mua (người ký phát) phải đến ngân hàng xin bảo chi Séc

(2). Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua.

Xem thêm: Đúng Sai Khi Mua Xe Trả Góp Có Bị Giữ Giấy Tờ Không, Mua Xe Trả Góp Có Cavet Gốc Không

(3). Người mua giao tờ Séc đã được bảo chi cho người bán.

(4). Người bán lập Bảng kê nộp Séc (BKNS) kèm tờ Séc bảo chi đến tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình (đồng thời là đơn vị thanh toán) xin thụ hưởng số tiền trên tờ Séc

(5). Sau khi kiểm soát chứng từ và hạch toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ghi Nợ cho người ký phát Séc

(6). Báo Có cho người thụ hưởng Séc

»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - Học THỰC CHIẾN Cùng Kế Toán Trưởng Trên 15 Năm Kinh Nghiệm

7. Rủi Ro Khi Thanh Toán Bằng Séc

Khi thanh toán bằng séc sẽ gặp một số rủi ro ví dụ như khi người thụ hưởng đến ngân hàng để rút tiền thì số dư tài khoản của người ký phát hành séc không đủ hoặc không còn để chi trả. Trong trường hợp này, để chắc chắn không bị lừa thì bạn cần phải yêu cầu người phát hành séc ký tờ séc bảo chi chứ không phải séc thường. Vì tờ séc bảo chi được ngân hàng đảm bảo sẽ chi trả.

- Ưu điểm khi thanh toán bằng séc:

+ Thủ tục đơn giản, dễ dàng, người mua chủ động trong thanh toán, không cần thực hiện các thủ tục bảo chi hay ký quỹ.

+ Người thụ hưởng séc chủ động rút tiền qua ngân hàng

- Nhược điểm khi thanh toán bằng séc:

+ Người ký phát hành séc sẽ bị phạt trả chậm nếu tài khoản thanh toán tạm thời không đủ tiền

+ Người thụ hưởng phải thực hiện một số thủ tục nhận tiền từ ngân hàng làm lãng phí thời gian.

Trên đây là tất tần tật thông tin để trả lời cho câu hỏi "Séc là gì?" mà Kế Toán Lê Ánh cung cấp cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng bài viết hữu ích cho học tập và công việc của bạn.


*
Trọng Nhân

*
*
8,936


Thông tư 22/2015/TT-NHNN, 22/2015/TT-NHNN, đăng ký mẫu séc,


HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN


*

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng



Chính sách mới
Chính sách khác
<Trở về>
TÌM KIẾM VĂN BẢN
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
185.151.51.164

*

Thu
Vien
Phap
Luat.vn
× Thông báo

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDo
S

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Vien
Phap
Luat.vn có biểu hiện bị tấn công DDo
S dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDo
S vẫn đang tiếp diễn,nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDo
S là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.Thu
Vien
Phap
Luat.vn .

Tấn công DDo
S không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDo
S, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDo
S này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luậtvà kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.